Call: (0218) 3811.225 - 0888.767.589 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Blog

Your Blog description

Nằm ở thành phố Hòa Bình, trên dòng sông Đà, tỉnh Hòa Bình. Là công trình thủy điện lớn nhất của Việt Nam do Liên Xô (cũ) giúp xây dựng. Công trình được khởi công ngày 06/1/1979.

 

 

Hình ảnh: Cột điện cao thế dẫn điện cung cấp cho các nơi của cả nước

Với công suất thiết kế 1920 MW, mỗi năm Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hòa lưới điện quốc gia khoảng 8,16 tỉ kWh, chiếm 10% lượng điện cả nước. Với tám tổ máy vận hành riêng biệt bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1988 (tổ máy 1) và hoàn thiện năm 1994 (8 tổ máy). Điều đặc biệt tạo nên dấu ấn riêng của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ở chỗ, toàn bộ tám tổ máy và nhà điều hành hoàn toàn nằm trong lòng của một quả núi.

Đi bộ vào con đường hầm to, rộng và sạch sẽ với lung linh ánh đèn tôi thật sự thấy ngỡ ngàng khâm phục tinh thần và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân cùng xây dựng nhà máy này. Để có được gần 20km đường hầm khang trang, thông suốt giữa khu vận hành và các tổ máy với chỉ những mũi khoan đá thông thường, bao nhiêu con người đã ngày đêm lao động và cống hiến.

Hình ảnh: Đường hầm dẫn vào khu vực đặt 8 tổ máy

Tiến sâu vào đường hầm, đoàn được các hướng dẫn viên và các kĩ sư đang trực ở đây dẫn đi thăm quan các tổ máy, các phòng trực và khu đặt các tuabin. Toàn bộ hệ thống nhà máy được điều hành bởi phòng điều hành trung tâm dưới sự quản lý của 2 cán bộ kỹ thuật trực tại phòng.

Hình ảnh: Phòng điều hành trung tâm

Hình ảnh: Hướng dẫn viên cung cấp thông tin về khu vận hành các tổ máy

 

Hình ảnh: ThS. Nguyễn Văn Sơn – Bí thư BCH LCĐ trực tiếp giải thích những câu hỏi của các bạn sinh viên về cơ chế hoạt động của hệ thống tuabin

Hình ảnh: Vị trí lắp đặt các tuabin

Rời khu lắp đặt các tổ máy, đoàn lên xe di chuyển đến đập chính hồ thủy điện. Tại đây, các bạn sinh viên được ngắm nhìn toàn cảnh hồ và được một anh cựu sinh viên của trường hiện tại đang công tác tại nhà máy giới thiệu về hệ thống vận hành tràn và cửa xả lũ. Theo thông tin được cung cấp thì hệ thống của mặt của đập đang trong giai đoạn sửa chữa, sơn mới để chuẩn bị cho mùa lũ năm nay.

Hình ảnh: Cán bộ nhà máy giới thiệu về hệ thống tràn và của xả lũ của đập

Hình ảnh: Tràn đập khi chưa xả lũ

 

Hình ảnh: Hạ lưu đập trước mùa lũ

 

 

Hình ảnh: Cửa xả mặt đang được sơn bảo trì

Hình ảnh: Cầu công tác trên thân đập

 

Chúng tôi đi từ ngỡ ngàng này tới bất ngờ khác khi biết con đập cao 128m, dài 734m này chỉ làm hoàn toàn bằng đất, đá và bê tông. Gần 50 triệu mét khối đất, đá được đổ vào con đập với hơn sáu vạn người làm suốt 15 năm dòng dã. Bạn có hình dung được không, lượng đất đá để làm con đập này có thể đắp thành một con đường rộng 1m cao 1m từ Hà Nội vào Tp HCM. Lặng người đi với những con số ấn tượng, trong tôi khi đó dâng trào cảm xúc ngưỡng mộ khâm phục tới hàng nghìn kĩ sư, công nhân đã tham gia xây dựng công trình nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ này.

Hình ảnh: Thượng lưu hồ chưa trước mùa lũ

Con đập chuyển thế năng của nước thành điện năng thông qua các tua bin. Nhưng nó còn vô cùng ý nghĩa tới nền nông nghiệp nước ta, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng. Nó chặn ngang dòng sông Đà, do vậy ngăn lũ lụt, thiên tai xảy ra với các tỉnh đồng bằng  bắc bô trong đó có thủ độ Hà Nội. Mặt khác, việc tích trữ nước và xả có kế hoạch vào thời điểm tưới tiêu, con đập này đã mang lại lợi ích to lớn trong nền nông nghiệp Việt Nam và các ngành kinh tế khác.

BLOG COMMENTS POWERED BY DISQUS

Statistics

OS
Linux s
PHP
5.6.40
MySQLi
10.3.36-MariaDB
Time
09:52
Caching
Disabled
GZip
Disabled
Users
3
Articles
73
Articles View Hits
80313